Sau cú đánh lái tránh chiếc xe ô tô con ngược chiều rẽ trái, chiếc xe bồn đã mất thăng bằng, lật nghiêng và đè trúng một chiếc xe minibus. Hậu quả là một nửa bên trái của chiếc xe minibus bị đè bẹp rúm.
Đội cứu hộ sau đó đã đến giải cứu tài xế xe minibus khi người này đang bị kẹt ở ghế lái. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu. Tài xế này bị gãy một chân nhưng may mắn không nguy hiểm tới tính mạng.
Sau khi va chạm với xe minibus, chiếc xe bồn đã trượt dài trên đường khoảng 20 mét, húc đổ cột đèn và tông vào một ô tô nữa đang đỗ bên đường rồi lật ngang. Sau đó, tài xế xe bồn đã tự trèo ra khỏi cabin và may mắn không bị thương.
Phương Linh(Theo Newsflare)
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Do tài xế đạp nhầm chân ga nên chiếc xe ô tô mất lái, lao thẳng vào một cửa hàng quần áo.
" alt=""/>Ô tô bị xe bồn đè bẹp rúm, tài xế sống sót thần kỳTranh thủ đọc lại tài liệu môn Văn trước khi bước vào phòng thi, Trần Nguyên Minh, học sinh Trường THCS Xanh Tuệ Đức hồi hộp: “Ngữ văn là môn em lo lắng nhất trong cả 3 môn, nhưng lại thi đầu tiên. Do đó, em mong mọi thứ sẽ diễn ra thật suôn sẻ”.
Dù chỉ cách điểm trường thi THPT Trần Hưng Đạo hơn 3km, nhưng từ gần 6h sáng, hai mẹ con chị Hồ Thị Sâm (Thanh Xuân) đã rời khỏi nhà để tránh tắc đường.
Do tính chất quan trọng của kỳ thi, chị Sâm cho biết, như rất nhiều phụ huynh khác, mong muốn được đồng hành cùng con trong suốt 2 ngày thi này.
“Con đi thi mà cả nhà cũng phải “nín thở”. Những ngày này, mọi sự tập trung đều dồn hết cho con. Bố mẹ cũng lo lắng, hồi hộp, nhưng phải nén lại để con yên tâm và vững lòng”, bà mẹ này nói. Trước khi con trai bước vào kỳ thi chuyển cấp quan trọng, chị Sâm đã xin lãnh đạo công ty cho nghỉ 2,5 ngày để được tự đưa đón con trong các buổi thi.
Tại điểm thi Trường THCS Phan Đình Giót, chia sẻ với VietNamNet, chị Minh Ngọc (quận Thanh Xuân) cũng cho hay sáng nay đưa con đi thi, nhưng có lẽ chị còn lo hơn cả con.
"Trên cả quãng đường đến trường thi, tôi liên tục nhắc con cố gắng hết sức mình, không được bỏ cuộc dù gặp bài khó. Song điều quan trọng tôi muốn nhắn nhủ con chủ yếu là hãy vượt qua chính mình. Khi đã cố gắng, nếu vẫn không vào được trường mơ ước cũng không phải là vấn đề nặng nề với bố mẹ".
Dọc đường đi, con gái chắc biết chị Ngọc bị áp lực nên liên tục động viên ngược lại mẹ.
Không “đơn giản” như nhiều tỉnh thành khác, việc học sinh Hà Nội năm nay thi vào lớp 10 với 3 môn Ngữ văn – Toán - Ngoại ngữ chỉ được quyết định vào giờ chót.
Việc thi 3 môn đã được nhiều phụ huynh và cả lãnh đạo các trường THCS, THPT đề cập tới từ những tháng đầu năm học, khi học sinh toàn thành phố phải học trực tuyến kéo dài do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đây là lứa học sinh 3 năm liên tiếp ít có cơ hội học tập trực tiếp tại trường, điều này ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng học tập cũng như thể lực, tâm lý của các em.
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hà Nội dùng dằng, không sớm quyết định dứt điểm rằng vẫn thi 4 môn hay giảm còn 3 môn, khiến cho không ít học sinh lớp 9 khi đó ôn thi trong phập phồng.
Đầu tháng 3/2022, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Hà Nội, sau một thời gian đi học trực tiếp “bữa đực bữa cái”, học sinh lớp 9 nói riêng và học sinh toàn thành phố nói chung lại trở về học qua “màn ảnh nhỏ”.
Ngày 11/3/2022, UBND TP. Hà Nội mới có văn bản đồng ý đề xuất của Sở GD-ĐT Hà Nội về phương án tổ chức thi vào lớp 10 không chuyên năm học 2022 – 2023 là thi tuyển 3 môn: Toán, Ngữ Văn và Ngoại ngữ.
Các bài thi môn Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút. Bài thi môn Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 60 phút, có nhiều mã đề thi.
Áp lực tỉ lệ chọi
Một điều đáng chú ý khác của kỳ thi năm nay chính là số lượng thí sinh tăng lên 12% khi chỉ tiêu không tăng là bao so với năm học trước đã “làm hẹp” cơ hội đỗ vào trường công lập của nhiều học sinh.
Đầu tháng 3, khi công bố phương án tổ chức thi vào lớp 10 không chuyên năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết dự kiến, khoảng 104.000 học sinh (tăng khoảng 14.000 so với năm ngoái) sẽ được tuyển vào các trường THPT.
Trong đó, các trường công lập tuyển khoảng 77.000 học sinh (tăng khoảng 10.000 so với năm ngoái), các trường tư thục tuyển khoảng 27.000 học sinh.
Khoảng 12.900 học sinh sẽ được tuyển vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Số học sinh còn lại (khoảng 12.000) vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, ngày 30/5, khi Hà Nội công bố số liệu chính thức về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường và số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, thực tế chỉ có 69.020 chỉ tiêu vào các trường công lập. Do đó, sẽ có tới 40% học sinh Hà Nội không có cơ hội vào lớp 10 THPT công lập.
Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho thấy toàn thành phố có 106.586 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường THPT không chuyên, 102.954 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2.
Đây là năm có số lượng học sinh đăng ký dự thi lớp 10 đông nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.
Và so với 6 kì tuyển sinh gần nhất, "tỷ lệ chọi" trung bình vào lớp 10 công lập Hà Nội năm nay cũng là cao nhất với 1/1,54. Trong khi kỳ thi năm 2021, tỉ lệ này chỉ là 1/1,38, năm 2020 là 1/1,39, năm 2019 là 1/1,36…
Lịch thi vào lớp 10 năm 2022 của Hà Nội như sau:
Phương Chi - Thúy Nga - Lê Anh Dũng - Thanh Hùng
Cô Nguyễn Thị Vân, giáo viên Toán của Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán của Hà Nội 3 năm gần đây về cơ bản không thay đổi nhiều về bản chất, cấu trúc và hình thức.
Theo cô Vân, từ năm 2019, đề thi đã khai thác thêm các yếu tố thực tế khi đưa vào bài toán hình học không gian. Tuy nhiên mỗi năm, Sở GD-ĐT Hà Nội có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của năm học và kỳ thi, đặc biệt khi mấy năm gần đây chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid–19.
Năm 2020, đề thi được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh do học sinh nghỉ học nhiều ở học kỳ II nên một số đơn vị kiến thức được tập trung kiểm tra ở học kỳ I. Mức độ đề thi nhẹ nhàng hơn so với năm 2019.
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến việc học tập và ôn thi của các học sinh, đề thi Toán được đánh giá là khá nhẹ nhàng, phù hợp với thí sinh. Đặc biệt, thời gian làm bài giảm 30 phút, còn 90 phút (thay vì 120 phút) so với các năm trước.
Về ma trận, đề thi vẫn gồm 5 bài toán lớn, được phân bố ở các kiến thức trong chương trình lớp 9.
Bài 1: Thuộc chuyên đề căn bậc hai, căn bậc ba trong chương trình Toán 9, dạng toán rút gọn biểu thức chứa căn và các câu hỏi phụ.
Bài 2: Bài gồm có 2 câu. Câu 1 thuộc chuyên đề giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình. Câu 2 thuộc dạng ứng dụng hình học không gian.
Bài 3: gồm 2 câu hỏi nhỏ. Câu 1 giải phương trình hoặc hệ phương trình. Câu 2về sự tương giao giữa các đồ thị.
Bài 4: thuộc chủ đề hình học (3 điểm) gồm 3 câu. Trong đó các câu 1 và câu 2, học sinh có thể dễ dàng chứng minh được. Câu 3 là câu vận dụng cao.
Bài 5: Bài nâng cao.
Đề thi có các câu hỏi phân loại học sinh ở các câu: câu 3 bài 1; ý b) của câu 2 bài 3; câu 3 bài 4 (ý 2) và bài 5.
“Mặc dù về hình thức, thời gian thi có thể thay đổi, nhưng kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước. Do đó, để đạt kết quả làm bài tốt nhất, các học sinh nên phân chia thời gian làm bài hợp lý cho từng câu, làm đến đâu cần cẩn thận, tỉ mỉ để đạt điểm tối đa ở đó.
Các em cần chú ý các lỗi sai rất nhỏ trong cách trình bày bài như thiếu điều kiện xác định, không so sánh điều kiện, thiếu kết luận, thiếu đơn vị, trình bày tắt các bước lập luận… để tránh bị trừ điểm đáng tiếc” - cô Vân đưa lời khuyên.
Nói về đề thi 3 năm gần đây, cô giáo Đinh Tuyết Trinh, Trưởng bộ môn Toán khối THCS của Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài có các ý nhỏ được cấu trúc theo các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao; đảm bảo phân loại học sinh và có tính phân loại cao.
Chỉ riêng đề thi của năm học 2021–2022 có sự thay đổi về thời gian làm bài, thay vì 120 phút như những năm trước thì chỉ còn 90 phút.
“Nội dung, kiến thức của đề thi 3 năm gần đây đảm bảo tính ổn định và không gây “sốc” cho học sinh khi đọc đề thi. Tuy vậy, mức độ đề thi vào 10 của năm học 2021–2022 cũng được giảm nhẹ hơn so với 2 năm trước. Cụ thể, giảm số ý và giảm độ khó cho các câu hỏi, có thể do thời điểm đó, dịch covid bùng phát, học sinh phải học online nên Sở GD-ĐT điều chỉnh cho phù hợp".
Theo cô Trinh, năm nay cấu trúc đề về cơ bản có lẽ không thay đổi. Học sinh có thể bám sát vào cấu trúc đề của các năm trước đề làm trọng tâm, ôn tập.
“Dù vậy, đề thi luôn có xu hướng đổi mới để đáp ứng với chương trình phổ thông mới. Do đó, học sinh cũng cần lưu ý các bài toán có liên quan đến thực tế - bài này khoảng 0,5 điểm” - cô Trinh chia sẻ.
Với những nhận định trên, cô Trinh khuyên các học sinh ôn tập một cách nghiêm túc, nắm chắc kiến thức cơ bản, ôn tập theo từng chủ đề. Học thuộc các công thức, kí hiệu trong từng công thức, tránh nhầm lẫn các công thức với nhau. Trình bày bài cẩn thận, không bỏ bước, không viết tắt tránh bị mất điểm không đáng có.
Khi làm bài cần đọc kĩ đề, không bỏ sót ý, tính toán cẩn thận. Đối với bài hình, chú ý vẽ đúng yêu cầu của đề, hình vẽ phải dễ nhìn, kí hiệu hình vẽ rõ ràng, vẽ hình bằng bút bi (trừ vẽ đường tròn bằng bút chì). Đặc biệt, cần dành thời gian để đọc và soát lại bài làm trước khi nộp bài thi.
Kỳ thi vào lớp 10 công lập của Hà Nội năm nay sẽ diễn ra vào ngày 18-19/6. Các thí sinh dự thi trường chuyên sẽ làm bài thi môn chuyên vào ngày 20/6.
Năm nay, gần 130.000 sĩ tử của Hà Nội sẽ bước vào mùa thi lớp 10, tuy nhiên sẽ chỉ có khoảng 69.000 suất vào lớp 10 công lập (không chuyên). Đây là năm có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao kỉ lục ở Hà Nội trong nhiều năm qua.
>>>Chi tiết lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố
Thanh Hùng
Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi có điểm thi lớp 10 của TPHCM:
Lê Huyền